Free to Earn hấp dẫn nhưng sẽ rất thử thách
Updated: Dec 9, 2021
Tháng 8 vừa rồi, nhiều kênh truyền thông đã đăng tin về việc Axie Infinity sắp có phiên bản chơi miễn phí gọi là Axie Infinity Origin. Đây chính là nổ lực “Free To Play” của tựa game đình đám này. Tuy nhiên, tin tức này lại dẫn đến hiểu lầm rằng: ai cũng có thể không cần bỏ tiền ban đầu mà vẫn “cày” được SLP (SLP là một token thưởng trong game có thể giao dịch được).
Tuy nhiên, Nguyễn Thành Trung – CEO Axie Infinity từng cho biết, sẽ phát triển thêm tính năng cho phép người chơi tham gia vào thế giới Axie mà không cần trả phí. Chứ anh không có nhấn mạnh “chơi miễn phí” mà vẫn ra tiền. Dễ hiểu, một game “Play to earn” đang ăn nên làm ra, mà chuyển thành “Free to Play” thì không khéo đang tự giết chết mình.
Từ đó, có thể hình dung ra những gạch đầu dòng sau đây là những thử thách mà mô hình Free to Earn phải vượt qua.
Khoản tiền ban đầu mà người tham gia “Play to Earn” bỏ ra được hiểu là một khoản đầu tư. Nên càng nhiều người tham gia thì token trong game càng được đầu tư và săn đó. Điều này giữ cho token sức thu hút và tạo khan hiếm. Nhưng triết lý của “Free to Earn” hoàn toàn ngược lại. Việc bất cứ ai cũng có thể tiếp cận game một cách miễn phí sẽ khiến cho động lực mua token giảm đi. Trừ khi dự án tìm được những cách thức để thúc đẩy nguời chơi phải dùng token để nâng cấp nhân vật.
Nếu lượng người tham gia quá lớn, dự án sẽ cần chi phí để đáp ứng cho lượng người này. Và làm sao để tỷ lệ giữa người tham gia “free” và người chịu đầu tư “earn” đạt được mức mà dòng tiền chảy ra dự án vẫn tạo ra lợi nhuận. Hẳn là một bài toán khó. Đội ngũ dev phải cân bằng hệ thống kinh tế trong game. Đồng thời họ cần đầu tư vào gameplay lẫn đồ họa đẹp mắt. Trong game, trải nghiệm người chơi là yếu tố tiên quyết.
Sẽ có người nói rằng “không có bữa trưa nào miễn phí”. Nếu chỉ “free” như là một phần của game tách biệt hoàn toàn với “earn”, thì chẳng qua dự án chỉ đang marketing dạng “phễu”. Nên bài toán sẽ là làm thế nào để cho không người chơi mà vẫn tạo ra giá trị.